Cách xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy

Gỗ tươi có thể hiểu là gỗ chưa được sấy khô và vẫn còn chứa một lượng nước nhất định ở bên trong. Lượng nước này sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến độ bền của các dụng cụ, nội thất, ngoại thất được làm từ gỗ. Cũng chính vì vậy mà các phương pháp sấy gỗ đã ra đời, là bước quan trọng nhất trước khi gia công xẻ gỗ.

Tại sao phải sấy khô gỗ tươi?

Trước khi tìm hiểu về cách xử lý gỗ tươi công ty, doanh nghiệp áp dụng phổ biến chúng ta sẽ tìm hiểu những lợi ích mà sấy khô gỗ tươi đem lại dưới đây:
- Duy trì kích thước: Nếu gỗ không được sấy khô đúng cách, đúng quy trình sẽ không giữ được kích thước của miếng gỗ ổn định và ảnh hưởng xấu tới tới quá trình gia công.
- Giảm trọng lượng của gỗ: Khi gỗ được sấy khô, lượng nước trong tấm gỗ đã hết sẽ giúp trọng lượng của gỗ giảm đáng kể giúp quá trình vận chuyển dễ dàng hơn đồng thời tiết kiệm chi phí.
- Hạn chế mối mọt: Gỗ được làm khô sẽ khiến mối mọt khó vào sâu bên trong đục, khoét hơn, giảm thiểu hạn chế tình trạng mối mọt ăn hại.
- Lợi ích khác: Sau khi được xử lý, sấy khô hoàn toàn miếng gỗ sẽ hạn chế được tình trạng cong vênh, chất lượng của sản phẩm từ gỗ cũng tốt hơn đồng thời tuổi thọ và độ bền của đồ gỗ được kéo dài.

Gỗ tươi tự nhiên

Các phương pháp sấy gỗ phổ biến hiện nay

Hong phơi gỗ tự nhiên

Hong phơi gỗ là phương pháp sấy khô gỗ tự nhiên, cổ truyền từ thời xưa. Sử dụng ánh nắng mặt trời gỗ có thể được sấy đến độ ẩm 25%. Vì phải phụ thuộc vào thời tiết, loại gỗ và kích cỡ nên thời gian sấy cũng rất khác nhau từ vài tháng đến vài năm.
Ưu điểm của phương pháp hong khô tự nhiên này là tiết kiệm chi phí nhưng lại có những nhược điểm sau:
- Tốn thời gian
- Gỗ khó có thể sấy khô hoàn toàn( độ ẩm < 15 độ C)
- Bị động, phải phụ thuộc vào thời tiết
- Cần có một khoảng không gian lớn để phơi gỗ

Phương pháp hong gỗ tự nhiên

Sấy hơi với nhiệt độ lớn

Đây là phương pháp sấy gỗ trong môi trường có nhiệt độ cao hơn 100 độ C, được cung cấp gián tiếp hoặc trực tiếp bằng việc sử dụng hơi nước hoặc làm nóng bằng việc đốt than, đốt củi,... giúp cho nước trong gỗ bốc hơi hoàn toàn.

Xem thêm video xử lý gỗ tươi trước khi đưa vào lò sấy tại: https://www.youtube.com/watch?v=mUmYdcnuDnU&t=8s

Sấy cao tần

Sấy cao tần là phương pháp sấy sử dụng từ trường của dòng điện xoay chiều có tần số tương đối cao được áp dụng nguyên lý sau:
Áp dụng sự chuyển động qua lại của các phân tử mang điện và ảnh hưởng, tác động của từ trường giúp dòng điện xoay chiều có tần số cao từ đó chuyển động ma sát được hình thành và chuyển hóa thành nhiệt năng làm bốc hơi nước trong gỗ từ đó các miếng gỗ được sấy khô dần dần.
Với những ưu điểm như thời gian sấy ngắn, dễ dàng sử dụng, gỗ được sấy đều, sử dụng ít nhiệt, chất lượng gỗ sấy hoàn toàn đảm bảo nên phương pháp này phù hợp với khá nhiều loại gỗ, kích cỡ và mẫu mã.

Sấy ngưng tụ

Sấy ngưng tụ có thể hiểu là những miếng gỗ sẽ được đưa vào lò sấy nhiệt độ cao, toàn bộ không khí nóng và ẩm sẽ được hút lại vào dàn lạnh, ngưng tụ lại thành nước và được đưa ra bên ngoài.
Sau đó không khí lạnh có độ ẩm khá thấp này sẽ được làm nóng lại một lần nữa và làm cho các miếng gỗ được sấy khô hoàn toàn từ ngoài vào trong. Từ đó, nước từ những miếng gỗ bị bốc hơi, thoát ra ngoài và làm ẩm không khí trở lại và tiếp tục lặp lại quá trình sấy.
Với phương pháp này các loại gỗ cứng và dày sẽ được sấy khô một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Sấy ngưng tụ

Sấy chân không

Đặc điểm của phương pháp sấy chân không này là phụ thuộc vào thời điểm sôi của nước và áp suất khi đó.
Nếu tạo ra được sự chênh lệch giữa áp suất bên trong gỗ và môi trường bên ngoài bằng việc làm giảm áp suất trong môi trường chân không sẽ giúp cho nước từ trong gỗ bốc hơi ra bên ngoài và miếng gỗ sẽ được khô dần dần.

Lò sấy

Sấy gỗ bằng lò sấy được xem là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Bởi lò sấy được cung cấp nhiệt bởi hơi nước bão hoà, hơi nước bão hòa thông qua bộ phận trao đổi nhiệt làm nhiệt độ trong phòng/buồng sấy tăng lên. Bên cạnh đó, lò sấy bằng hơi nước này còn được trang bị thêm hệ thống quạt giúp không khí trong lò được lưu thông làm tăng hiệu suất quá trình truyền nhiệt. Bộ phận sàn lò sấy được làm bằng bê tông, tường và cửa lò được làm bằng vật liệu chịu nhiệt giúp cho nhiệt trong lò không bị thất thoát ra bên ngoài.

Sấy gỗ bằng lò hơi là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay

Sấy gỗ bằng lò hơi còn có những ưu điểm nổi bật so với các phương pháp sấy khác như:
- Sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với chất đốt và khói nóng do đó không ảnh hưởng đến chất lượng gỗ sau khi sấy, hạn chế được rủi ro cháy trong quá trình sấy.
- Hơi nước là môi chất dẫn nhiệt bên trong nên dễ điều chỉnh các thông số về lưu lượng, áp suất, nhiệt độ bên trong dẫn đến việc điều khiển và đo lường toàn bộ hệ thống sấy trở nên dễ dàng hơn.
- Buồng sấy tách biệt với lò đốt cho phép điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với các loại gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm được chi phí năng lượng.
- Hiệu suất sấy cao lên đến 98%. Gỗ được sấy từ trong lõi nên không có hiện tượng nứt âm, độ ẩm gỗ sau khi sấy có thể đạt từ 8-10%. Chất lượng gỗ sau sấy được đánh giá tốt.
Trên đây là những thông tin về các phương pháp sấy khô gỗ hiệu quả và được áp dụng nhiều trong việc xử lý gỗ tươi.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và lắp đặt lò hơi sấy gỗ để xử lý tình trạng gỗ tươi phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì hãy liên hệ với chúng tôi - công ty Cổ phần Lò hơi Thanh Hóa theo số hotline: 0975 717 298 - 091 686 0161 để được tư vấn kịp thời.